Số ký hiệu: 2001/CATTT- QHPT V/v tham gia Chiến dịch tuyên truyền“Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024 " |
Số ký hiệu: 3938/BTTTT-CĐSQG V/v phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 |
Số ký hiệu: 2992/KH-UBND Kế hoạch Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia và ngày Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên năm 2024 |
Số ký hiệu: 62/KH-UBND Kế hoạch cao điểm cài đặt ứng dụng Điện Biên Smart và sử dụng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Điện Biên năm 2024 |
Tại buổi hội thảo, các đại biểu được thông qua Báo cáo kết quả chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Điện Biên (PAPI 2022); Báo cáo đánh giá thực trạng cải cách hành chính công trực tuyến trên địa bàn tỉnh. Theo kết quả đánh giá, chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia tỉnh Điện Biên đang xếp thứ 11/63 tỉnh/ thành phố, với 71,33/100 điểm; chỉ số mức độ hài lòng 17,8/18 điểm; chỉ số công khai, minh bạch đạt 13,2/18 điểm… Thống kê, trên Hệ thống của tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2022, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã đạt 80%... Đại biểu cũng như thành viên Đoàn công tác đã tập trung đánh giá tình hình, kết quả, hiệu quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh. Chỉ ra những tồn tại, hạn chế, những khó khăn, vướng mắc trong công tác triển khai, thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thủ tục hành chính công của tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND huyện và UBND cấp xã.
Phát biểu tại hội thảo, đại diện Đoàn công tác, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Chiến, Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công đánh giá cao những thông tin, báo cáo tỉnh đã cung cấp cho Đoàn. Đây sẽ là cơ sở để Đoàn đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành hướng đến điều chỉnh, hoàn thiện chính sách, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến. Đồng chí, cũng kiến nghị tỉnh Điện Biên cần đầu tư trang bị thêm máy móc, thiết bị cho bộ phận một cửa; đối với vùng sâu vùng xa nên tổ chức một cửa di động; bố trí thêm kinh phí cho tổ chuyển đổi số cộng đồng thực hiện nhiệm vụ…
Phát biểu kết luận buổi hội thảo, đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh ghi nhận những ý kiến nhận xét, đánh giá, phân tích của Đoàn công tác, cũng như những trao đổi, kiến nghị của đại diện các cơ quan, đơn vị tham dự hội thảo. Trên cơ sở các ý kiến này, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo, triển khai bằng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đồng chí cũng mong muốn, Đoàn công tác, nhất là nhóm Chuyên gia của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh sẽ giúp tỉnh phân tích đánh giá rõ hơn những chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), để từ đó tỉnh có những giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn trong quá trình triển khai, thực hiện.