Số ký hiệu: 2001/CATTT- QHPT V/v tham gia Chiến dịch tuyên truyền“Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024 " |
Số ký hiệu: 3938/BTTTT-CĐSQG V/v phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 |
Số ký hiệu: 2992/KH-UBND Kế hoạch Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia và ngày Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên năm 2024 |
Số ký hiệu: 62/KH-UBND Kế hoạch cao điểm cài đặt ứng dụng Điện Biên Smart và sử dụng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Điện Biên năm 2024 |
Nếu trước đây, để đối soát mỗi đơn hàng, nhân viên xử lý nghiệp vụ phải thực hiện nhiều thao tác thì giờ đây công việc hằng ngày tại Bưu cục phát, Bưu điện tỉnh trở nên thuận tiện hơn rất nhiều khi có máy quét mã vạch và hệ thống phần mềm hỗ trợ. Các đơn hàng được kiểm soát nhanh chóng, chính xác với đầy đủ thông tin, việc kết nối tới khách hàng cũng được tích hợp trong hệ thống phần mềm.
“Chỉ cần tít các mã vạch vào thì sẽ hiện thông tin, số điện thoại của người gửi và người nhận. Chúng tôi có thể liên hệ trực tiếp với khách hàng trên hệ thống mà không cần phải bấm số nữa. Nhanh và tiện lợi hơn nhiều.” - Chị Vũ Thị Kim Oanh, nhân viên xử lý nghiệp vụ Bưu cục phát, Bưu điện tỉnh nói.
Để hỗ trợ tối đa cho khách hàng, trong mỗi bưu gửi, Bưu điện tỉnh cũng cung cấp kèm các mã code để tiện trong việc tra cứu, định vị trạng thái, hành trình bưu gửi của mình và được hỗ trợ tư vấn thông tin về các sản phẩm dịch vụ qua hệ thống tổng đài đa kênh như: Website, fanpage, đường dây nóng…
Bưu điện tỉnh đang triển khai gần 30 hệ thống, phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung vào các khâu chấp nhận - theo dõi - phát hàng; chăm sóc khách hàng; đối soát, thanh toán…
Chị Trần Thị Hằng, Trưởng Bưu cục Bưu điện thành phố Điện Biên Phủ cho biết: “Đối với công tác chuyển đổi số hiện nay, Bưu điện có một số ứng dụng công nghệ thông tin vào, ví dụ như ví điện tử hoặc cung cấp các mã code để cho khách hàng có thể tự kiểm tra cũng như tự check được các thông tin ngay khi mình nhận gửi hoặc là trong quá trình đi, đến.”
Nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ trong thời đại công nghệ số, Bưu điện tỉnh Điện Biên đang triển khai gần 30 hệ thống, phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung vào các khâu chấp nhận - theo dõi - phát hàng; chăm sóc khách hàng; đối soát, thanh toán… Trong đó, nổi bật là dự án “Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin Bưu chính Việt Nam” được triển khai trên hệ thống bưu điện toàn quốc. Dự án này kết nối và đồng bộ với các thiết bị thông minh, thiết bị cầm tay, tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh trong quy trình vận hành khép kín của vòng dịch vụ. Cụ thể như: Định danh xác thực điện tử PostID, điểm phục vụ số, địa chỉ số Vpostcode, ứng dụng My VietnamPost, hệ thống điều tin sàn thương mại điện tử Postmart.vn, app Công dân số, phần mềm phát hàng dành cho bưu tá Dingdong,…. Điều này giúp cho việc quản lý của Bưu điện tỉnh được nhanh chóng, chính xác hơn, nhất là quá trình giao nhận hàng, điều tin, thu gom, khai thác, vận chuyển và chăm sóc khách hàng.
Bà Đinh Thị Minh Yến, Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh cho biết: “Trong thời gian vừa qua, Bưu điện tỉnh đã tập trung thực hiện việc đổi mới tổ chức sản xuất cũng như cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào trong công tác điều hành, quản lý sản xuất; đảm bảo hai tiêu chí chính, tiêu chí thứ nhất là hướng tới khách hàng và tiêu chí thứ hai là hướng tới người lao động đang trực tiếp cung cấp dịch vụ. Một trăm phần trăm người lao động đang được sử dụng các trang thiết bị, phương tiện hiện đại, được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, khả năng ứng dụng trên nền tảng số. Để cung cấp dịch vụ và mang lại sự hài lòng cho khách hàng đồng thời cũng là việc cải thiện và nâng cao điều kiện làm việc cho người lao động.”
Với phương châm “Lấy khách hàng làm trung tâm”, Bưu điện tỉnh Điện Biên đang tiếp tục đổi mới để xây dựng hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ số nhằm mang chất lượng dịch vụ tốt nhất đến người dân; thực hiện tốt vai trò của ngành Bưu điện trong việc xây dựng chính quyền số để phục vụ nhân dân tốt hơn.