Số ký hiệu: 2001/CATTT- QHPT V/v tham gia Chiến dịch tuyên truyền“Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024 " |
Số ký hiệu: 3938/BTTTT-CĐSQG V/v phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 |
Số ký hiệu: 2992/KH-UBND Kế hoạch Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia và ngày Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên năm 2024 |
Số ký hiệu: 62/KH-UBND Kế hoạch cao điểm cài đặt ứng dụng Điện Biên Smart và sử dụng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Điện Biên năm 2024 |
1. Giả danh nhân viên công ty Honda tri ân phần quà
Hình thức lừa đảo tặng quà tri ân khách hàng vốn chẳng phải là mới bởi nó đã từng xuất hiện trên mạng xã hội cách đây vài năm, tuy nhiên chiêu trò của kẻ gian ngày càng tinh vi hơn. Các đối tượng sử dụng thủ đoạn, lợi dụng sự nhẹ da, cả tin, mất cảnh giác của người dân thực hiện hành vi lừa đảo này.
Với thủ đoạn giả mạo nhân viên công ty Honda, các đối tượng thông báo khách hàng đã trúng giải thưởng tri ân đặc biệt của công ty nhân dịp kỷ niệm 28 năm thành lập. Để được nhận quà, khách hàng kết bạn Zalo và làm theo một số bước theo yêu cầu.
Cụ thể như:
Sau khi lừa được khách hàng, đối tượng thực hiện các biện pháp như chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết của tài khoản đã sử dụng liên lạc. Đây là một dạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh khá phổ biến trong thời gian qua.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dân cần cẩn trọng không truy cập, đăng nhập, tải các website, đường dẫn được gửi từ người lạ, không rõ nguồn gốc. Cần xem xét lại nguồn thông tin được gửi đến và truy cập vào cổng thông tin điện tử chính thống để xác thực thông tin.
2. Mạo danh nhà mạng dọa “khóa thuê bao”
Gần đây, nhiều người đã nhận được những cuộc gọi đáng ngờ thông báo về việc thuê bao sắp bị khóa. Kẻ lừa đảo thường giả mạo nhân viên nhà mạng, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như họ tên, số căn cước công dân… với lý do cập nhật thông tin thuê bao. Chúng còn đe dọa sẽ khóa sim ngay lập tức nếu nạn nhân không làm theo.
Thực chất, đây là một hình thức lừa đảo nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài sản của người dùng. Nếu cung cấp thông tin theo yêu cầu, bạn có thể bị kẻ xấu lợi dụng để chiếm quyền kiểm soát sim điện thoại, lấy cắp mã OTP ngân hàng và thực hiện các giao dịch trái phép.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Quá trình chuẩn hóa thông tin thuê bao không có nội dung nào cần thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng. Do vậy, người dân tuyệt đối không thực hiện thao tác liên quan đến chuyển tiền, đăng nhập tài khoản ngân hàng. Quá trình chuẩn hóa thông tin hoàn toàn miễn phí, người dân chỉ tiếp nhận thông tin và làm theo hướng dẫn khi nhận được tin nhắn chính thức từ brand name của nhà mạng.
Trong trường hợp người có tấm lòng hảo tâm, chia sẻ với những khó khăn của đồng bào trong vùng thiên tai thì nên quyên góp, ủng hộ tại các đơn vị có uy tín, minh bạch, đảm bảo sự đóng góp của mình thực sự có ý nghĩa.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.