• Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động
  • Tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị Ban chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh năm 2022
  • Thời gian đăng: 26/05/2022 02:42:32 PM - Lượt xem: 1987
  • Chiều ngày 25/5/2022 UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Hội nghị Ban chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên năm 2022 theo hình thức trực tuyến. Dự và chủ trì Hội nghị tại điểm cầu cấp tỉnh có đồng chí: Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên; cùng các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh. Các thành viên Ban chỉ đạo Chuyển đổi số cấp huyện dự Hội nghị tại điểm cầu cấp huyện.
  •  1.png

    Đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành khai trương Chuyên trang về chuyển đổi số tỉnh Điện Biên.

    Trong năm 2021, công tác chuyển đổi số tỉnh Điện Biên đã đạt được một số kết quả như: Tham mưu Tỉnh ủy Điện Biên ban hành Nghị quyết số 13 ngày 01/10/2021 về Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên đến năm 2025, đinh hướng đến 2030; UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án chuyển đổi số tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Điện Biên. Đến ngày 30/4 đã có 25 Sở, ngành tham mưu ban hành Kế hoạch, 10/10 huyện, thị, thành phố ban hành Nghị quyết, Kế hoạch về chuyển đổi số. Trong tổng số 33 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2021, có 18chỉ tiêu thực hiện vượtkế hoạch đạt 55%; 14 chỉ tiêu thực hiện đạt kế hoạch đạt 42,4%; tổng doanh thu toàn ngành trên 1.200 tỷ đồng (đóng góp trên 6,23% GRDP).

    Chính quyền số:100% cơ quan, đơn vị các cấp triển khai ứng dụng chữ ký số; tỷ lệ văn bản điện tử ký số đạt trên 95% tăng 25% so với năm 2020; Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh cung cấp 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện lên mức độ 4; số hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đạt gần 25%.  Hệ thống hội nghị truyền hình của tỉnh đã được nâng cấp, kết nối từ Trung ương đến 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Năm 2021, trên 180 cuộc họp, hội nghị được thực hiện trực tuyến tăng gần gấp 3 so với năm 2020.

    Thực hiện Quyết định 06 của Thủ tướng Chính phủ, đã triển khai 14/25 dịch vụ thiết yếu theo Đề án 06; tiếp nhận và giải quyết 53.334 hồ sơ; thu nhận 410.932/480.602 hồ sơ cấp Căn cước công dân (đạt 85,5%); kết hợp thu nhận hồ sơ CCCD đã cấp 4.808 tài khoản định danh điện tử; tiếp nhận và trả thẻ CCCD kịp thời cho 388.353 cho công dân.

    Tuyên truyền về tình hình diện biễn dịch Covid-19 trên Kênh zalo Hành chính công tỉnh Điện Biên với: trên 300 tin, 11 video, trên 100 tin nhắn; thu hút trên 30.000 người quan tâm, hơn 2 triệu lượt nghe xem, 24.000 tin nhắn, 11.000 lượt chia sẻ, 16.500 lượt tương tác. Triển khai ứng dụng PC Covid: Tạo mã QR tại 10.418 địa điểm, hơn 8.800.000 lượt quét. Tổng số người cài đặt là trên 102 nghìn người. Thực hiện 22 cuộc hội nghị truyền hình phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống dịch Covid-19.

    Trong năm 2021, Trung tâm giám sát an toàn an ninh mạng của tỉnh đã phát hiện và ngăn chặn 2.781 cuộc tấn công vào các Cổng/trang Thông tin điện tử; phát hiện 1.779 lần việc rò quét mật khẩu, thăm dò các lỗ hổng bảo mật; phát hiện 4.550 lượt tấn công vào trung tâm dữ liệu; xử lý 48 loại mã độc trong hệ thống; ngăn chặn được 2.804 mã độc liên quan tới 27.581 tệp tin; xử lý 15 lượt cảnh báo lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành, thiết bị mạng, camera giám sát, phần mềm.

    Về phát triển Kinh tế số:

    Toàn tỉnh có 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, với 169 điểm phục vụ; 115 điểm bưu điện văn hóa xã; 83/115 điểm kết nối Internet công cộng, đã có 80% xã có điểm phục vụ bưu chính đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Tổng doanh thu dịch vụ bưu chính, thương mại điện tử ước đạt 222 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình 8,36%, chiếm khoảng 6,23% GRDP tỉnh.

    Viễn thông có 05 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông; 98,6% cấp thôn/bản trên địa bàn tỉnh được phủ sóng điện thoại di động 2G; 94,3% được phủ sóng thông tin di động mạng 3G, 4G; 100% trung tâm các xã, phường, thị trấn và 88% cấp thôn/bản kết nối internet băng rộng cố định; 36% hộ gia đình có kết nối Internet. Tổng doanh thu dịch vụ Viễn thông, Internet năm 2021 đạt 651,73 tỷ đồng (Tăng 15,66% so với năm 2020).

    Về phát triển xã hội số:

    Hạ tầng xã hội số được quan tâm, mã địa chỉ bưu chính (Vpostcode) dựa trên nền tảng bản đồ số được triển khai đến 95,36% hộ gia đình; tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh đạt 63%;tài khoản thanh toán điện tử chiếm 18% dân số. Tỷ lệ người dân được tiếp cận nền tảng số năm 2021 đạt 40%.

    Hội nghị cũng đã được nghe 7 tham luận của các đơn vị cấp tỉnh, huyện và các doanh nghiệp về kết quả, phương hướng, giải pháp về chuyển đổi số trong thời gian tới. Những khó khăn, vướng mắc, đề xuất kiến nghị của các đơn vị đã được các cơ quan chuyên môn giải đáp tại hội nghị.

    Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên ghi nhận và đánh giá cao kết quả bước đầu mà các đơn vị đã tích cực, quyết tâm, nghiêm túc triển khai trong thực hiện chuyển đổi số của tỉnh năm 2021. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt một số nội dung như: Tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 01/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyết định số 3179/QĐ-UBND ngày 06/12/2021 của UBND tỉnh, Kế hoạch số 1332/KH-BCĐ về hoạt động của BCĐ chuyển đổi số tỉnh Điện Biên năm 2022; nghiên cứu, tham mưu về cơ chế, chính sách cho chuyển đổi số; tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBCCVC, nhân dân hiểu rõ vai trò, vị trí tầm quan trọng về chuyển đổi số trong cuộc sống. Đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến đảm bảo đến năm 2025 đạt chỉ tiêu tỷ lệ 80% dịch vụ công trực tuyến có hồ sơ đều phát sinh hồ sơ trực tuyến. Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai chứng thực bản sao điện tử từ bản chính theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP; thực hiện số hóa hồ sơ và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số trong gửi nhận dịch vụ công trực tuyến, chứng thực bản sao điện tử, thực hiện thủ tục hành chính, chỉ đạo điều hành và xử lý công việc trên môi trường mạng; liên thông, kết nối các cơ sở dữ liệu đảm bảo an toàn thông tin, phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; tích cực sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt của các dịch vụ thiết yếu như y tế, giáo dục; đào tạo bồi dưỡng, nguồn nhân lực cho chuyển đổi số.

     2.png      

    Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Đoàn Điện Biên đã ký kết Chương trình hợp tác về Thông tin Truyền thông và Chuyển đổi số trước sự chứng kiến của lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành và các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

  • Tác giả: Tin: Trọng Nghĩa; Ảnh: Trần Tuấn
  • © 2021 CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH ĐIỆN BIÊN
    Tổng truy cập:
    Thiết kế bởi: - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Chứng nhận tín nhiệm mạng