Số ký hiệu: 2001/CATTT- QHPT V/v tham gia Chiến dịch tuyên truyền“Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024 " |
Số ký hiệu: 3938/BTTTT-CĐSQG V/v phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 |
Số ký hiệu: 2992/KH-UBND Kế hoạch Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia và ngày Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên năm 2024 |
Số ký hiệu: 62/KH-UBND Kế hoạch cao điểm cài đặt ứng dụng Điện Biên Smart và sử dụng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Điện Biên năm 2024 |
Tại chợ trung tâm huyện vùng cao Tủa Chùa, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hầu hết tiểu thương tại đây đã sử dụng ứng dụng của các ngân hàng được cài đặt trên điện thoại thông minh để thực hiện giao dịch với khách hàng.
Chị Tòng Thị Phúc, một tiểu thương kinh doanh tại chợ trung tâm chia sẻ: Hiện có khoảng 30-35% khách hàng của chị sử dụng hình thức giao dịch này, chị cũng giảm bớt những lo ngại về tiền lẻ hay tính toán tiền thừa trả cho khách.
Không chỉ được thực hiện từ các hộ kinh doanh, tiểu thương đơn lẻ, với mục tiêu góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, từng bước xây dựng xã hội số, kinh tế số, tháng 7/2023, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel chi nhánh Ðiện Biên (Viettel Ðiện Biên) đã triển khai mô hình “Chợ 4.0” tại 8 chợ trên địa bàn 7 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh gồm chợ: Mường Thanh, Mường Ảng, Xá Nhè, Nà Hỳ, Mường Luân, Mường Lay…
Thanh toán không dùng tiền mặt tạo nhiều thuận lợi cho cả người bán và người mua.
Khi tham gia mô hình, tiểu thương sẽ được cán bộ, nhân viên Viettel Ðiện Biên hỗ trợ cài đặt, cấp mã QR và tạo tài khoản Viettel Money miễn phí để thực hiện thanh toán qua ứng dụng. Ưu điểm nổi bật của ứng dụng này là dù không có mạng internet người dùng vẫn có thể thanh toán được bằng cách nhập mã trên điện thoại.
Dù còn khá mới mẻ, song với nhiều tiện ích bước đầu mô hình “Chợ 4.0” đang nhận được sự quan tâm và hưởng ứng của người dân cũng như các tiểu thương. Sau gần 3 tháng trải nghiệm dịch vụ này, bà Trần Thị Doan, tiểu thương tại chợ Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ đã dần quen và cảm nhận được sự thuận tiện, nhanh chóng và an toàn của ứng dụng này.
“Thuận lợi đầu tiên là không phải lo đến tiền lẻ trả lại cho khách; thứ hai là mua bán cũng có sức thu hút khách hàng. Bây giờ chúng tôi cảm thấy xu hướng không dùng tiền mặt rất thuận lợi và có sức thu hút khách.” – bà Doan, tiểu thương tại chợ Mường Thanh, chia sẻ.
Xu thế phát triển chợ không dùng tiền mặt đã và đang tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện “phủ” mã QRcode tại các chợ trung tâm, chợ truyền thống để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Nhờ đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, mua bán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng; đẩy mạnh việc sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ngay cả trong những giao dịch hàng ngày. Đồng thời, mở ra cơ hội để toàn dân tiếp cận, trải nghiệm với các tiện ích và tiện nghi của việc chuyển đổi số./.