• Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động
  • Một số giải đáp thắc mắc về Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” còn gọi là Đề án 06
  • Thời gian đăng: 15/09/2022 01:49:56 PM - Lượt xem: 2763
  • Một số giải đáp thắc mắc về Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” còn gọi là Đề án 06

     

    Thứ nhất. “Tài khoản định danh điện tử” là gì?

    Tài khoản định danh điện tử” là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử được sử dụng thông qua ứng dụng VneID trên các thiết bị số (điện thoại thông minh, máy tính bảng) để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    Thứ 2. Đối tượng nào được cáp Tài khoản định danh điện tử

    (1) Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ;

    (2) Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ và

    (3) Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

    Thứ 3. Tài khoản định danh điện tử có những thông tin gì?

    Đối với công dân Việt Nam, tài khoản định danh điện tử “mức độ 1” bao gồm những thông tin cá nhân (Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính) và Ảnh chân dung.

    Tài khoản định danh điện tử “mức độ 2” bao gồm những thông tin như tài khoản định danh điện tử “mức độ 1” cộng thêm Dấu vân tay.

    Thứ 4. Để đăng ký tài khoản định danh điện tử như thế nào?

    (1) Để đăng ký tài khoản định danh điện tử “mức độ 1” (phải có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử), công dân sử dụng thiết bị di động tải, cài đặt ứng dụng VnelD và thực hiện các bước theo yêu cầu của hệ thống.

    (2) Đối với tài khoản định danh điện tử mức độ 2, công dân mang thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử và các giấy tờ tùy thân như nêu trên đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản.

    Thứ 5. Kết nối tài nguyên dữ liệu dân cư có lợi ích gì?

    - Chúng ta sử dụng mã định danh cá nhân làm mã số thuế. Mọi người dân chỉ cần nhớ mã định danh của mình trong việc đi làm tất cả các thủ tục giữa cơ quan thuế với các cơ quan quản lý nhà nước khác

    - Kê khai thông tin trên cổng dịch vụ công quốc gia tiện lợi, dễ thao tác. Thông tin kê khai sẽ được đối sánh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ. Người dân có thể theo dõi và nhận kết quả trực tuyến. không phải đi lại nhiều lần, mất thời gian và tốn kém chi phí

    Thứ 6. Ý nghĩa của việc thực hiện Đề án 06?

    (1) Người dân và doanh nghiệp sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích. Đặc biệt, khi hệ thống định danh và xác thực điện tử được đưa vào sử dụng sẽ là nền tảng để phát triển hệ sinh thái số trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến gắn kết với chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bảo đảm thông tin, dữ liệu điện tử chỉ cần cung cấp, số hóa một lần

    (2) Mỗi người dân và doanh nghiệp được cung cấp tài khoản định danh điện tử để phục vụ các giao dịch trên môi trường điện tử gắn với các hệ sinh thái các cơ sở dữ liệu quốc gia, sử dụng chữ ký số, hợp đồng điện tử, thanh toán điện tử… tạo ra điều kiện cho công dân và doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

    (3) Với các tổ chức tài chính, ngân hàng, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử… kết nối, sử dụng các ứng dụng của Hệ thống định danh và xác thực điện tử thì các tài khoản người dùng đều được xác thực đảm bảo đúng với danh tính của từng công dân tạo sự minh bạch, góp phần trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và giảm gian lận, lừa đảo trên không gian mạng.

    (4) Với mỗi mã số thuế cá nhân sẽ được gán đúng cho công dân theo số định danh cá nhân, mã số thuế doanh nghiệp sẽ được gán đúng theo pháp nhân chịu trách nhiệm, qua đó làm giảm tối đa tình trạng trốn thuế, tránh thất thoát cho ngân sách nhà nước.

    (5) Căn cứ theo từng số định danh cá nhân của công dân sẽ được cấp mã bảo hiểm xã hội, mã bảo hiểm y tế giúp thông tin minh bạch, xác định được đúng đối tượng được hưởng chính sách.

    Thứ 7. Người dân và doanh nghiệp sẽ được hưởng các lợi ích từ Đề án 06 gồm những gì?

     

    (1) Giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến, không phải đến cơ quan Nhà nước, tiết kiệm thời gian.

    (2) Tích hợp nhiều loại giấy tờ, thông tin giúp giảm các loại giấy tờ cần mang theo.

    Liên thông thủ tục hành chính giữa các cơ quan: Bộ Công an – Bộ Tư pháp – Bảo hiểm xã hội Việt Nam…

    (3) Áp dụng định danh điện tử, căn cước công dân gắn chip trong thực hiện các hoạt động tài chính như: Kở tài khoản ngân hàng, giao dịch chuyển tiền, rút tiền tại cây ATM…

    (4) Thông tin của người dân được bảo mật và bảo vệ, không bị lấy cắp, giả mạo.

    Thứ 8. Tiện ích phục vụ công dân số là gì?

    Hiện nay, công dân có rất nhiều loại giấy tờ khác nhau, như căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, các loại bằng cấp, chứng chỉ… Nhằm tạo điều kiện cho công dân.

    Xác thực 100% các thông tin thiết yếu, quan trọng trên ứng dụng VNEID hoặc qua thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử như: Thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, giấy phép lái xe, đăng ký xe… từng bước thay thế các giấy tờ của công dân trong một số các giao dịch theo quy định pháp luật. Cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ thương mại phục vụ tiện ích số của công dân trên ứng dụng VNEID như: Dịch vụ cư trú, căn cước công dân, thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các dịch vụ khác.

    Thứ 9. Tiện ích phục vụ phát triển kinh tế, xã hội cụ thể gồm những gì?

    Triển khai việc ứng dụng các tính năng của chip điện tử trên thẻ CCCD đối với các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và một số lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội khác.

    Tích hợp, phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh và xác thực điện tử với các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước… lên ứng dụng VNEID, mã QR của thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử. Phát triển, hoàn thiện và triển khai hiệu quả ứng dụng di động công dân số từ VNEID trên cơ sở mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như y tế, bảo hiểm, giấy phép lái xe, ngân hàng, thanh toán điện tử, ứng cứu khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm…

    Thứ 10. Căn cước công dân có được coi là tấm thẻ toàn năng hay không?

    Thực hiện Đề án 06 sẽ nghiên cứu triển khai từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân trên cơ sở xác thực các thông tin và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để người dân chỉ cần sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip hoặc ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID) trong quá trình giao dịch, đi lại. Trước mắt sẽ triển khai tích hợp một số giấy tờ cá nhân như: Bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức...

    Trong thời gian tới sẽ tiếp tục tích hợp, phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh và xác thực điện tử với các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước... lên ứng dụng VNEID, mã QR của thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử.

    Triển khai rộng rãi việc ứng dụng các tính năng của chip điện tử trên thẻ Căn cước công dân đối với các lĩnh vực tài chính, hoạt động ngân hàng trên nền tảng công nghệ sinh trắc học để cung cấp các dịch vụ định danh, xác thực điện tử trong mở tài khoản, nhận biết khách hàng, thanh toán, cho vay, ví điện tử....

    11. Vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống và bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ được thực hiện thế nào?

    CSDLQG về dân cư được xây dựng tuân thủ các điều kiện về hành lang pháp lý, giải pháp kỹ thuật để bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, ngoài ra còn sử dụng các giải pháp bảo mật của Ban Cơ yếu Chính phủ. Bằng các giải pháp kỹ thuật: đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mức độ 4 được quy định tại Luật  An toàn thông tin mạng. Thông tin người dùng được mã hóa bảo mật và xác thực đảm bảo tính toàn vẹn và chính xác; xác thực, định danh toàn bộ các cá nhân, tổ chức tham gia vào kết nối, vận hành; việc thêm, điều chỉnh thông tin trong CSDLQG về dân cư được sử dụng giải pháp ký số.

    Với Các đơn vị có kết nối đến CSDLQG về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công phải tuân thủ các điều kiện cụ thể: Sử dụng mạng chuyên dùng của Chính phủ; Hệ thống phải đảm bảo an ninh, an toàn thông tin (do các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ Thông tin và truyên thông kiểm tra); cam kết bảo đảm an ninh, an toàn và bảo mật thông tin của tổ chức.

    Đối với cá nhân Khi công dân đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công (hoặc tài khoản định danh điện tử qua phần mềm VNeID) thành công thì có thể xem được thông tin cá nhân của mình, dữ liệu chỉ được chia sẻ khi có sự đồng ý của công dân.

    Các đơn vị nghiệp vụ của  Bộ Công an thường xuyên phối hợp với các đơn vị như Bộ Thông tin và truyền thông (Cục an toàn thông tin) rà quét, đánh giá, vá các lỗ hổng bảo mật đảm bảo tuyệt đối an toàn cho CSDLQG về dân cư

     

  • Tác giả: Nguyễn Cao Thương
  • © 2021 CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH ĐIỆN BIÊN
    Tổng truy cập:
    Thiết kế bởi: - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Chứng nhận tín nhiệm mạng