Số ký hiệu: 2001/CATTT- QHPT V/v tham gia Chiến dịch tuyên truyền“Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024 " |
Số ký hiệu: 3938/BTTTT-CĐSQG V/v phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 |
Số ký hiệu: 2992/KH-UBND Kế hoạch Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia và ngày Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên năm 2024 |
Số ký hiệu: 62/KH-UBND Kế hoạch cao điểm cài đặt ứng dụng Điện Biên Smart và sử dụng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Điện Biên năm 2024 |
ĐBP - Trong xu thế phát triển của công nghệ, hiện nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã và đang tập trung đẩy mạnh các ứng dụng số hóa thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Để phát huy hiệu quả trong quá trình thực thi chính sách, cán bộ, viên chức của Quỹ đã chủ động tiếp cận với các phần mềm, tiến bộ khoa học, kỹ thuật; qua đó góp phần tích cực vào công cuộc chuyển đổi số của đơn vị cũng như của tỉnh.
Nhằm đẩy mạnh việc chi trả tiền DVMTR không dùng tiền mặt, vừa qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã phối hợp với phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) các huyện: Tủa Chùa, Tuần Giáo tiến hành chi trả tiền DVMTR kết hợp với hỗ trợ chủ rừng mở tài khoản ngân hàng. Gia đình ông Vì Văn Thái, bản Hột, xã Mường Đun (huyện Tủa Chùa) có gần 3ha rừng đủ điều kiện cung ứng DVMTR. Trong đợt chi trả tiền mặt năm 2023, vì chưa mở tài khoản tại Ngân hàng CSXH nên gia đình ông Thái đã nhận 1,5 triệu đồng tiền mặt chi trả DVMTR. Sau khi được cán bộ Quỹ và ngân hàng hướng dẫn, ông Thái đã đồng thuận và nhất trí để mở tài khoản ngân hàng. Ông Thái tâm sự: “Được cán bộ giải thích, tôi nhận thấy được lợi ích thiết thực của việc chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng. Việc chi trả qua ngân hàng sẽ tiết kiệm chi phí, giảm các thủ tục hành chính, đảm bảo công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả hơn so với việc chi trả bằng tiền mặt. Từ đó, các chủ rừng như gia đình tôi sẽ thuận tiện, chủ động hơn trong việc nhận tiền chi trả DVMTR”.
Chi trả tiền DVMTR không sử dụng tiền mặt là chủ trương phù hợp với sự phát triển của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời giảm đáng kể khối lượng công việc của Quỹ. Xác định được tầm quan trọng đó, thông qua quá trình chi trả tiền mặt đợt đầu tháng 10/2024, Ban điều hành Quỹ đã phối hợp với phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện mở hơn 130 tài khoản cho chủ rừng tại huyện Tủa Chùa và trên 40 tài khoản cho chủ rừng tại huyện Tuần Giáo. Đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã chi trả cho khoảng 4.300 chủ rừng qua tài khoản ngân hàng, giao dịch thanh toán điện tử. Thời gian tới, Quỹ tiếp tục rà soát triển khai hiệu quả, công khai, minh bạch, an toàn hơn việc trả tiền DVMTR không dùng tiền mặt cho người dân trên phạm vi toàn tỉnh.
Bên cạnh việc đẩy mạnh mở tài khoản ngân hàng, thúc đẩy chi trả tiền DVMTR không sử dụng tiền mặt cho chủ rừng, ngay từ đầu năm 2024, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã tăng cường đẩy mạnh việc hưởng ứng chuyển đổi số vào các nhiệm vụ chuyên môn. Đến thời điểm này, viên chức, người lao động trong đơn vị tiếp tục sử dụng các phần mềm công nghệ số như: Phần mềm kế toán, bảo hiểm, quản lý tài sản, kê khai và quyết toán thuế; sử dụng công nghệ ảnh viễn thám và GIS để giám sát, xác định, theo dõi biến động diện tích rừng không đủ điều kiện cung ứng, diện tích rừng cung ứng; sử dụng các phần mềm Mapinfor, QGIS để quản lý, theo dõi diện tích rừng chi trả, các chủ rừng... thực hiện thanh toán tiền DVMTR năm 2023 cho các chủ rừng qua tài khoản.
Ông Trần Xuân Tâm, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh cho biết: Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 393.000ha rừng cung ứng DVMTR. Với diện tích rừng rộng và trải dài khắp 10 huyện, thị xã, thành phố, việc quản lý và giám sát biến động rừng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ đã góp ích rất nhiều trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Hiện nay, Quỹ đã và đang đẩy mạnh việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, quản lý các đối tượng sử dụng và cung ứng DVMTR. Nhờ vậy, việc theo dõi, quản lý diện tích chi trả DVMTR thực hiện khoa học hơn, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, phù hợp với xu thế thời đại và chương trình chuyển đổi số quốc gia. Cùng với đó, Quỹ cũng chú trọng nâng cấp, thường xuyên đăng tải các tin, bài tuyên truyền cũng như thông báo, số liệu về diện tích, số tiền chi trả để các chủ rừng, chính quyền và các cơ quan liên quan nắm bắt, khai thác... trên trang thông tin điện tử của đơn vị. Quỹ cũng đăng tải, chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội như: Zalo, fanpage facebook, youtube nhằm thúc đấy quá trình chuyển đổi số của đơn vị. Có thể nói, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào nhiệm vụ chuyên môn và hoạt động của đơn vị đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi số; góp phần đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp việc quản lý, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị được nhanh chóng, khoa học, kịp thời và hiệu quả.
Để phát huy hiệu quả của công tác chuyển đổi số vào thực tiễn quá trình thực hiện nhiệm vụ, đội ngũ viên chức, người lao động Quỹ đã tích cực học hỏi, nghiên cứu và trau dồi kỹ năng, kiến thức về chuyển đổi số, từng bước tiếp cận với công nghệ thông tin. Việc đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số không chỉ góp phần thay đổi phương thức, tác phong làm việc của đội ngũ viên chức, người lao động mà còn đem lại những kết quả tích cực góp phần hiện đại hóa nền hành chính công cũng như công cuộc chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.